Mật ong Sơn La thường được khai thác 4 vụ ở các nguồn hoa khác nhau: mật ong hoa cỏ Lào khai thác từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau mật ong hoa dẻ, hoa rừng từ tháng 2 đến tháng 5 mật ong hoa nhãn tháng 3 - 4 mật ong hoa đơn kim từ tháng 8 đến tháng 10. Ngoài ra, tỉnh còn có hàng nghìn hecta cây ăn quả, cây công nghiệp cho phấn hoa như chè, càphê, ngô, xoài, chuối, dứa, mơ, mận... Vì vậy, mật ong nguyên chất của Sơn La luôn được khách hàng đánh giá cao, chất lượng tốt, với 65% đường đơn trở lên, 5% đường đa trở xuống, 18 - 21% thủy phần các enzim trong mật không bị ô nhiễm bởi những hóa chất độc hại, không có dư lượng kháng sinh. Đặc biệt, sản phẩm phấn hoa rất được ưa chuộng do có hàm lượng dinh dưỡng cao, thơm ngon. Phấn hoa cây đơn kim được khai thác ở độ cao 1.050m trên cao nguyên Mộc Châu, có màu đỏ tươi, thơm ngậy phấn hoa ngải cứu màu trắng và vàng sáng, mùi thơm ngát phấn hoa ngải dại màu trắng đục, ngọt đậm phấn hoa ngô màu vàng thô ráp... chứa các thành phần có ích cho sức khoẻ như đạm tự do, axit amin, vitamin A, B, C, PP... Nghề nuôi ong ở Sơn La còn cung cấp cho thị trường khoảng 50 tấn phấn hoa, 2,6 tấn sáp ong. Mỗi năm, đàn ong gốc còn có thể sản sinh ra 3.000 đàn ong con, cung cấp giống cho người nuôi trong tỉnh và các địa phương lân cận. Ông Hồ Văn Sâm ở xã Chiềng Mung (Mai Sơn), người có hơn 30 năm kinh nghiệm nuôi ong lấy mật cho biết: “Nghề nuôi ong chi phí thấp nhưng lãi cao. Mật ong Sơn La thường được bán với giá 150.000 đồng/kg, phấn ong 160.000 đồng/kg, sáp ong 50.000 - 60.000 đồng/kg, bình quân mỗi đàn cho thu nhập 2- 3 triệu đồng/năm”. Theo ông Sâm, trong số gần 1.000 hộ nuôi ong của tỉnh thì hộ ít nhất cũng có 50 đàn, hộ nhiều có thể lên tới 400 – 500 đàn.
Thực tế, những năm gần đây, UBND tỉnh Sơn La đã hỗ trợ cho người nuôi ong vay vốn ban đầu để mua ong giống với lãi suất thấp. Hội Làm vườn Việt Namvà Hội Ngành nghề nông nghiệp – nông thôn tỉnh thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về quy trình kỹ thuật nuôi ong tiên tiến, sản xuất mật ong sạch. Trung tâm Ong Sơn La còn tổ chức thu mua các sản phẩm mật ong và chủ động tìm đối tác để xuất khẩu sang thị trường các nước EU.
Để phát triển rộng rãi và tăng quy mô nghề nuôi ong lấy mật, Hội Nuôi ong Sơn La và Hội Ngành nghề nông nghiệp – nông thôn tỉnh đã lập dự án quy hoạch phát triển nghề nuôi ong giai đoạn 2005 - 2010. Theo đó, Hội xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển nuôi ong ở 10 huyện, thị áp dụng các biện pháp sinh học để phòng bệnh và ký sinh trùng hại ong xây dựng dây chuyền tinh lọc và chế biến mật ong đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên sâu về ong đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và thu mua như nhà xưởng, máy bóc tách hạ thuỷ phần trong mật, máy kiểm định chất lượng, tổ chức đầu tư sản xuất để hình thành hệ thống thu mua xuất khẩu theo tổ hợp... Hy vọng với những giải pháp đồng bộ này, nghề nuôi ong ở Sơn La sẽ phát triển hơn nữa, mang lại giá trị thu nhập cao cho nông dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét